Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

CUỘC CHIẾN LỚN NHẤT GIỮA CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á Chiến tranh ĐẠI VIỆT-LAN XANG (1467-1480)

Thời gian 1467 - 1479
Địa điểm Thái Lan, Lào, Việt Nam, Myanma, Vân Nam ngàynay
Nguyên nhân bùng nổ Tranh chấp lãnh thổ Bồn Man
Kết quả: Đại Việt rút quân sau khi hoàn thành chinh phục Bồn Man.
Lãnh thổ các nước Lan Xang,Lan Na bị tàn phá.
Thêm nhiều nước triều cống Đại Việt.
Thay đổi lãnh thổ Bồn Man hoàn toàn thuộc về Đại Việt.
Tham chiến:
Đại Việt nhà Hậu Lê : 550.000quân "55 vạn"
Cảnh Hồng Lan Xang (Lão Qua)
Lan Na
Ava (Miến Điện)
Bồn Man (Muang Phuan)
Ayutthaya-Xiem ( Thái Lan )
Chinh phạt từ Việt Nam
Chiến tranh Đại Việt - Lan Xang là cuộc chiến giữa nhà Hậu Lê nước Đại Việt với LanXang (Lào). Mục đích phát động của Đại Việt là bình định vương quốc Bồn Man và ngăn chặn sự quấy nhiễucủa quân Lan Xang tại biên giới phía tây.
Cuộc chiến xuất phát từ những trận chiến lẻ tẻ trong suốt giai đoạn cai trị của Lê Thánh Tông, khiến vị vua này quyết định mở cuộc tiến công lớn vào lãnh thổ Lan Xang (Lão Qua). Về sau, chiến sự lan rộng khắp vùngphía bắc bán đảo Trung Ấn, lôi cuốn nhiều vương quốc tại khu vực Đông Nam Á ngàynay tham gia.
Cuối cùng sau khi đã nắm chắc được Bồn Man, ép đượccác vương quốc Chiêm Thành, Chân Lạp, Lan Xang, Chiang Mai, Ayutthaya, Ava thần phục, Lê Thánh Tông sai rút quân vào năm 1480.
Chiến sự lan rộng
Theo Đại Việt Sử ký toàn thư, sau khi đánh chiếm Luang Prabang, quân đội Đại Việt mở cuộc tiến công truy kích quân Lan Xang về phía Tây[3], tấn công Lan Na, Ayutthaya, đưa quốc thư chovua Miến Điện (Ava), ép nước này thần phục[15]:
“ Năm đạo quân cùng hợp đồng đánh Ai Lao, phá tan bọn chúng, vào thành Lão Qua, tịch thu của cải châu báu. Quốc vương nước ấy chạy trốn. Ta bắt sống dân chúng, chiếm lấy đất đai, đến tận sông Trường Sa, giáp biên giới phía nam nước Miến Điện,[16] nhận được thư của nước Miến Điện, thắng trận trở về. ”
Cánh quân trung tâm do Lê Thánh Tông thân chính mới đến hành cung Chiềng Vang, sau đến Châu Bồ được bốn ngày thì nghe tin Trịnh Công Lộ đại thắng, bèn trở về Thăng Long. Tuy nhiên, các cánh quân đánh Bồn Man có lẽ chưa thành công khi thư báo thắng trận của Lê Thọ Vực bị chặn mất. Lê Thánh Tông liền sai hai tướng vận lương Khâm sai Trần Bảo, Phó tướng Nguyễn Cảnh Thanh mang sắc chỉ cho Lê Thọ Vực khi đó đang đóng tạivùng đất chiếm được ở Sa Quan, châu Niệm Tống Trung(ngã ba sông thượng du Lan Xang).
Lê Thánh Tông trở về lập tức sai Lê Niệm đốc suất quân đội (sử ghi là 300.000), thân chinh để tiêu diệt hoàn toàn lực lượng kháng cự của Cầm Công tại Bồn Man. Quân đội Đại Việt vượt qua được cửa ải, đốt phá các thành trì kháng cự, thiêu hủy kho tàng. Cầm Công bỏ chạy rồi chết. Dân Bồn Man khi đó đa phần bị chết đói, 9 vạn hộ chỉ còn 2.000 người bèn đầu hàng. Vua Lê Thánh Tông bèn cho Cầm Đông (em Cầm Công) làm Tuyên úy đại sứ để thu phục. Đại Việt Sử ký Toàn thư có ghi:
“ Xuống chiếu hỏi tin tức đánh nước Lão Qua và hỏi tinvề các doanh của Chinh Di tướng quân Trịnh Công Lộ miền thượng lưu, của Trấn lỗ tướng quân Lê Đình Ngạn miền hạ lưu xem đã tiến được gần hay xa, còn hành quân đã hay ngừng lại... phải tâu lên cho tường tận, hẹn ngày 21 tháng này, đến hànhđiện Chiềng Vang báo cáo. Lại dụ rằng: Thư báo thắng trận của Chinh Tây quân doanh đánh phá nước Lão Qua bị giặc Bồn đón chặn mà mất thì bọn tướng quân Lê Thọ Vực làm bản tâu theo sựthực và kê khai họ tên những người cắt được tai giặc tại trận giao cho Trần Bảo mang theo về hành tại. Ngày mồng 8, xa giá đi tới Châu Bồ, đóng doanh ở đây 4 ngày. Đến ngày 22 đại giá trở về. Ngày 29, quan Khâm sai phó đoán sự vệ Cẩm y Trần Bảo và Hữu tuần tiễu phó tướng quân Nguyễn Cảnh Thanh mang sắc chỉ tớiSa Quan, châu Niệm Tống Trung ở ngã ba sông miền thượng lưu thuộc đất Lão Qua. Tháng 12, ngày 28, vuavề tới kinh sư. Lại đánh Bồn Man. Sai tướng quân Kỳ quậncông Lê Niệm đeo ấn tướng quân, mang 30 vạn quân đánh Bồn Man, vì có thư báo thắng trận của Chinh Tây quân doanh đánh nước Lão Qua bị giặc Bồn đón chặn làmmất. Quân vào cửa ải, Cầm Công bỏ chạy rồi chết. Quân ta đốt thành, đánh phá các thành khác, đốt các kho tàng... phong cho người giống nòi đó là Cầm Đông làm Tuyên úyđại sứ, lại đặt quan lại trấn giữ các huyện để cai trị. Sau Cầm Đông lại làm phản ... Canh Tý, năm thứ 11 (1480), mùa xuân, tháng giêng, xa giá từ Bồn Man về đến. ”
Đến tháng giêng năm 1480, Lê Thánh Tông trở về kinh đô, cuộc chinh phạt coi như đã hoàn thành mục tiêu.
Lê Thánh Tông còn là vị minh quân nổi tiếng đã dựng lên quốc gia Đại Việt thịnh vượng, đỉnh cao của 1 đất nước phong kiến hùng mạnh bậc nhất Đông Nam Á hồi đó. Ông còn là vị vua ở ngôi lâu nhất trong lịch sử nước nhà.

-Sưu tầm-

1 nhận xét: